Mục lục nội dung
Sàn mua bán doanh nghiệp là nơi kết nối các thương vụ mua bán, sát nhập doanh nghiệp. Sàn hỗ trợ các thương vụ mua bán doanh nghiệp diễn ra thành công, các doanh nghiệp có thể thông qua sàn để niêm yết hoặc tìm thương vụ đầu tư, sàn hỗ trợ cho cả hai bên mua bán đạt được thành công, như hỗ trợ pháp lý, minh bạch tài chính, tư vấn tài chính, vv. Cụm từ M&A là viết tắt của “Merger and Acquisition”, tiếng Việt nghĩa là thương vụ “Mua bán sát nhập doanh nghiệp“. M&A là một hình thức đầu tư và kinh doanh rất phổ biến ở các nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường và vô cùng tiềm năng ở Việt Nam. Đầu tiên chúng ta hãy hiểu rõ về M&A là gì.
M&A là gì? khái niệm về mua bán doanh nghiệp?
Doanh nghiệp trở thành sản phẩm của các thương vụ, M&A là thuật ngữ ám chỉ hoạt động mua bán doanh nghiệp, ở đây bao gồm việc mua một phần hoặc mua toàn phần, hoặc hai doanh nghiệp sát nhập vào nhau để có thể hoạt động hiệu quả cho cả hai bên. Bản chất là quá trình thay đổi cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp, mục tiêu chung là lợi ích cho cả hai bên, hoạt động này thường kéo theo quá trình tái cấu trúc và hoạt động doanh nghiệp có thể có sự thay đổi lớn sau thương vụ.
Trong giới doanh nghiệp và giới đầu tư thì M&A là một công cụ để giúp doanh nghiệp phát triển, giúp nhà đầu tư có thể sở hữu một phần hoặc hoàn toàn doanh nghiệp tham gia M&A, thu được lợi ích trong ngắn hạn hoặc dài hạn, và tất nhiên cũng có sự rủi ro cho các nhà đầu tư.
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, điều 192 quy định, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp cho cá nhân hoặc tổ chức khác và thủ tục đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân căn cứ vào Điều 47 Văn bản hợp nhất 902/VBHN-BKHĐT năm 2019 hợp nhất Nghị định về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành. Luật pháp đã có hướng dẫn và các thương vụ M&A là hoàn toàn hợp pháp cũng như các thương vụ mua bán thương mại thông thường.
tìm hiểu thêm: M&A là gì tại Wikipedia
8 lợi ích của hoạt động M&A, mua bán sát nhập doanh nghiệp
Vì sao thị trường mua bán doanh nghiệp lại ngày càng sôi động tại Việt Nam?, chắc chắn điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên, dưới đây là những lợi ích chính mà hoạt động M&A sẽ mang lại.
- Hoạt động M&A giúp cả hai bên mở rộng thị trường và mở rộng tệp khách hàng: Điều này sẽ đạt được khi hai bên đều sở hữu thị trường và khách hàng của riêng mình, việc sát nhập vào với nhau về lý thuyết sẽ nhận đôi tương đối thậm chí nhiều hơn thị trường và khách hàng cho cả hai bên.
- M&A giúp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, điều này rõ ràng nhất khi chúng ta thấy những tập đoàn lớn, sẵn sàng mua lại, thâu tóm những công ty có những sản phẩm phù hợp với họ, từ đó cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm hơn, đa dạng hơn, su hướng xây dựng hệ sinh thái đã trở nên rất phổ biến trong giới doanh nghiệp, cụm “Xây dựng hệ sinh thái” doanh nghiệp sẽ được hiện thực hóa nhanh hơn bởi hoạt động M&A.
- M&A giúp tối ưu chi phí hoạt động doanh nghiệp và tối ưu cơ cấu tài chính: Việc sử dụng thế mạnh của nhau giúp cho hai bên có thể đưa ra thị trường sản phẩm chất lượng nhất, giảm chi phí vận hành khi hai bên sát nhập vào nhau, cơ cấu tài chính thay đổi, kết hợp nguồn lực tài chính của hai bên giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn và đảm bảo được quá trình sản xuất sản phẩm thành công.
- M&A giúp doanh nghiệp có thể sở hữu được các tài sản về bản quyền và công nghệ, đây là lý do hàng đầu mà các thương vụ M&A trong lĩnh vực công nghệ diễn ra, sở hữu luôn cả đội ngũ có trình độ cao và giàu kinh nghiệm
- M&A giúp tăng giá trị của doanh nghiệp, đây là điều đương nhiên vì lúc này doanh nghiệp đã mạnh hơn nhiều, sở mở thị trường và khách hàng lớn hơn, hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, dòng tiền vốn doanh nghiệp cũng nhiều hơn, kéo theo giá trị cổ phần mà các bên nắm giữ cũng tăng theo.
- M&A tạo ra lợi thế chiến lược cho doanh nghiệp: Điều này có thể thấy rõ khi một doanh nghiệp công nghệ muốn trở thành độc tôn, thường mua lại những doanh nghiệp nhỏ hơn tiềm ẩn đối thủ cạnh tranh, hoặc mua những doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái mà mục tiêu của công ty hướng tới. Và cũng có thể có mục tiêu chiến lược khác về tài chính, tăng giá trị cổ đông.
- M&A giúp mở rộng mô hình kinh doanh, xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp nhanh hơn, tạo ra sản phẩm mới và dịch vụ mới nhanh chóng.
- M&A giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu nhanh hơn, khi xác định rõ ràng lĩnh vực mà doanh nghiệp quan tâm, đích đến là gì, thì M&A là công cụ ngay lập tức giúp doanh nghiệp triển khai đến mục tiêu đó mà không phải làm điều này từ đầu.
Mua bán doanh nghiệp, M&A diễn ra ở đâu?
M&A diễn ra trên toàn thế giới, nơi mà chính phủ của quốc gia đó cho phép. Hầu hết các quốc gia hoạt động theo cơ chế thị trường đều có hoạt động M&A, sôi động nhất tại các trung tâm tài chính lớn của thế giới. Tại Việt Nam thì hoạt động M&A diễn ra trong cộng đồng doanh nghiệp, các mối quan hệ là chủ yếu, và rõ ràng hơn ở trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu. Sự có mặt của Sàn mua bán doanh nghiệp ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường này, giúp kết nối các bên có nhu cầu M&A, có vai trò trung gian đảm bảo lợi ích cho cả hai bên,
Sự ra đời của sàn mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam chưa có nhiều và diễn ra nhỏ lẻ, trong tương lai có thể sẽ phát triển rõ ràng hơn giống như các nước phát triển. Sàn mua bán doanh nghiệp cần có giá trị rõ ràng để các doanh nghiệp đặt niềm tin lựa chọn trở thành đối tác trung gian. Sàn mua bán doanh nghiệp phải có năng lực đáp ứng được những giá trị cơ bản:
- Đảm bảo minh bạch trong giao dịch M&A bao gồm toàm bộ quá trình
- Giúp doanh nghiệp lựa chọn đối tác phù hợp nhất
- Hỗ trợ định giá và đàm phán cho hai bên
- Tư vấn pháp lý, an toàn chính sách, pháp chế
- Hỗ trợ giải pháp tài chính và định hướng tái cơ cấu
- Chuyên nghiệp, tối ưu thời gian thực hiện M&A
Xem thêm: BNI là gì?
Khi nào bạn nên nghĩ tới chiến lược M&A?
Lợi ích rõ ràng trong hoạt động mua bán doanh nghiệp khiến cho hoạt động M&A thậm chí trở thành một chiến lược. Việc khi nào doanh nghiệp có thể tham gia hoạt động này không có một công thức cụ thể nào vì phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau như chiến lược kinh doanh, cơ hội trên thị trường, và sự sẵn có của các bên liên quan. Dưới đây là 6 trường hợp phổ biến có thể tham gia và thị trường M&A.
- Khi bạn muốn mở rộng thị trường nhanh chóng, khi bạn đang kinh doanh tốt ở thị trường này và muốn ngay lập tức mở rộng sang một nơi khác, thì chiến lược M&A là cách nhanh chóng nhất, bạn có doanh nghiệp, có đội ngũ, có khách hàng sẵn và thì trường sẵn sàng ở nơi bạn muốn đến.
- Khi doanh nghiệp của bạn được một nhà đầu tư ngỏ ý mua lại với giá tốt, tại sao không nhỉ? chắc hẳn bạn đã từng thấy các thương vụ kiểu này, nó rất phổ biến và điều đó có thể diễn ra với chính bạn, nếu bạn thật sự lọt vào tầm ngắm của các bên thứ ba.
- Khi doanh nghiệp muốn tái cấu trúc, thay đổi chiến lược, muốn thay đổi vị trí của mình trên thị trường, biến hình trở thành một hệ sinh thái đa ngành nghề, hoặc thay đổi cấu trúc hệ thống vận hành, ban lãnh đạo…
- M&A có thể sử dụng khi bạn gặp cơ hội nào đó, chẳng hạn cơ hội mua lại đối thủ khi họ khó khăn, mua hoàn toàn hoặc sở hữu chéo.
- Nếu bạn gặp một doanh nghiệp có cùng một mục tiêu chiến lược như bạn, M&A là công cụ tốt để hai bên có thể đi cùng nhau để đạt mục tiêu chung
- Và nếu bạn đã có giải pháp khi nghiên cứu lợi ích của M&A giúp tăng vốn, tối ưu tài chính, tăng giá trị cổ đông, tăng lợi nhuận, … Chính là thời điểm bạn quan tâm tới thị trường mua bán doanh nghiệp M&A
Và trường hợp ngay từ đầu bạn đã xác định tham gia vào thị trường mua bán doanh nghiệp, thì chắc chắn bạn đã biết rõ thời điểm nào là phù hợp nhất, theo lộ trình bài bản.
Những ai sẽ tham gia vào thị trường M&A tại Việt Nam
Nhà đầu tư nước ngoài hiện đang là những nhà đầu tư đông đảo nhất tham gia vào thị trường M&A ở Việt Nam với số vốn đầu tư lớn nhất, nhà đầu tư ở nước ngoài có thể nhanh chóng hoạt động doanh nghiệp tại Việt Nam bằng hoạt động sở hữu cổ phần, mua lại, để trở thành chủ sở hữu chính thức và ngay lập tức triển khai kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Tối ưu thời gian triển khai kinh doanh, khai thác được luôn thị trường tại Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài là đối tác quan trọng của sàn mua bán doanh nghiệp M&A.
Nhà đầu tư trong nước với chiến lược “Mua-Sửa-Bán”. Đây thường là những nhà đầu tư có các nguồn lực giúp cho doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn hoặc phát triển mạnh hơn, qua thương vụ M&A thì giá trị của cổ đông tăng vọt, giá trị công ty cũng tăng. Vai trò của sàn mua bán doanh nghiệp với nhóm này cũng hoàn toàn phù hợp.
Nhà đầu tư cổ phiếu, chứng khoán có chiến lược tham gia vào hoạt đông kinh doanh của công ty. Một cá nhân hoàn toàn có thể tham gia vào hoạt động M&A.
Quỹ đầu tư trong nước và nước ngoài, sử dụng lợi ích tăng giá trị của doanh nghiệp khi tham gia mua bán doanh nghiệp, các quỹ có khả năng đạt lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư.
Chủ doanh nghiệp có chiến lược cơ chế vốn, niêm yết trên sàn chứng khoán, trở thành công ty đại chúng.
Nhình chung hoạt động động M&A thường diễn ra trong giới doanh nghiệp vừa và lớn, những cá nhân có nguồn lực tài chính, hoặc sở hữ tài sản công nghệ, sở hữu kiến thức giá trị.
Kết luận:
Kiến thức về M&A giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà đầu tư mở rộng tầm hiểu biết, và có thêm cơ hội để phát triển kinh doanh trên thị trường. Hoạt động mua bán doanh nghiệp, các bên phải có sự phù hợp hướng tới việc mang lại giá trị thiết thực trong việc đạt được mục tiêu của hai bên.
Những rủi ro của thị trường mua bán doanh nghiệp M&A
M&A không phải là “màu hông” của các bên tham gia, mua bán doanh nghiệp cũng không phải là dễ dàng như các thương vụ mua bán bình thường khác, dưới đây là những lưu ý mà các thương vụ mua bán doanh nghiệp có thể gặp phải và cần chú ý:
- Rủi ro định giá doanh nghiệp không chính xác, việc mua bán doanh nghiệp cũng phải xác định giá bán, giá trị, hoặc tỷ lệ chuyển đổi tương ứng để trao đổi. Bạn có thể mua hời, hoặc lỗ trong thương vụ như thường.
- Rủi ro không kiểm soát được các yếu tố pháp lý liên quan, việc mua bán doanh nghiệp cần tuân thủ pháp luật là trước tiên, thứ hai là phải kiểm soát được những hợp đồng, ràng buộc, phân định trách nhiệm của hai bên thật rõ ràng trước khi thương vụ diễn ra. Sau khi kết thúc thì người mua sẽ tránh được rủi ro pháp lý.
- Rủi ro bất đồng văn hóa nhân sự khi có sự sát nhập, hợp nhất doanh nghiệp, bất đồng cơ chế chính sách, sự khác biệt hành chính, mất đi nhân sự chất lượng cao.
- Rủi ro bị thay đổi mục tiêu, chiến lược, người có quyền quyết định cao hơn có thể làm điều này, gây ra hiệu ứng domino, mọi hành động phía sau phải thay đổi theo, ảnh hưởng chung tới toàn bộ doanh nghiệp
- Rủi ro không đồng bộ được hạ tầng công nghệ, kỹ thuật, số liệu không thể hợp nhất khi hai bên có sự dụng các nền tảng hoàn toàn khác biệt, tạo ra sự bất ổn trong hoạt động vận hành nội bộ.
Ví dụ một số thương vụ mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam
Thị trường này có thể sôi động hơn những gì bạn biết, có thể kể tên một số thương vụ mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên truyền thông:
- Masan Group mua lại VinComerce và VinEco (2019)
- THACO mua CTCP Nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai
- Masan mua lại 85% cổ phần Phúc Long
- Vinamilk mua GTN – Sữa Mộc Châu
- GELEX mua Viglacera
- Nutifood nắm quyền chi phối Cawells trên sân chơi M&A
Hàng loạt thương hiệu Việt Nam về tay vốn nước ngoài:
- X-Men về tay Ấn Độ
- Diana về tay Nhật Bản
- Kem đánh răng PS, Bánh Kinh Đô, Siêu thị Nguyễn Kim, Phở 24, Trần Anh computer, Bia Sabeco
- Bảo Hiểm Prudential Việt Nam bán cho Shinhan Bank
Có quá nhiều thương vụ M&A để bạn có thể nghiên cứu và xây dựng chiến lược cho bản thân mình.
M&A từ cơ hội đến chiến lược doanh nghiệp tham gia
Quan sát thật kỹ những giá trị và cơ hội mà M&A mang lại, thị trường mua bán doanh nghiệp quá hấp dẫn, không chỉ hấp dẫn bởi khả năng sinh lời cao mà còn hấp dẫn bởi yếu tố thử thách về trình độ và kinh nghiệm của các bên tham gia. Một thị trường đấu trí và là sân chơi của những người “có năng lực” thâm niên trong giới doanh nghiệp, giới đầu tư và kinh doanh. Một sân chơi phù hợp cho những người hiểu biết về quản trị doanh nghiệp và kinh doanh. Tùy vào “chỗ đứng” hiện tại của bạn ở đâu và mục đích bạn mong muốn là gì để có thể bắt đầu một số chiến lược M&A dưới đây:
- Chiến lược Mua – sửa – bán : Y hệt như việc mua nhà, sửa nhà, rồi bán.
- Chiến lược xây để bán: Tạo một doanh nghiệp, phát triển, rồi bán
- Chiến lược sát nhập doanh nghiệp
- Chiến lược thâu tóm doanh nghiệp
- Chiến lược mua lại công nghệ
- Chiến lược đầu tư, cổ phần
- Chiến lược mua để loại bỏ đối thủ (tiêu cực)
- Chiến lược mua để mở rộng
- Chiến lược mua để tăng vốn (Mua doanh nghiệp đã niệm yết)
- Chiến lược cơ cấu vốn (niêm yết doanh nghiệp)
Có nhiều loại hình và biến thể đa dạng của M&A, thị trường mua bán doanh nhiệp rất sôi động.
Ba yếu tố quan trọng hàng đầu giúp thương vụ M&A thành công
Chiến lược rõ ràng: Một chiến lược rõ ràng và phù hợp là chìa khóa để thương vụ M&A thành công. Việc hiểu rõ mục tiêu và lợi ích mà cả hai bên muốn đạt được thông qua thương vụ này là cực kỳ quan trọng. Nếu không có một chiến lược rõ ràng, sẽ rất khó để đảm bảo rằng việc sáp nhập hoặc mua lại sẽ tạo ra giá trị thực sự cho cả hai công ty.
Tương xứng về nền văn hóa doanh nghiệp: Sự phù hợp về văn hóa doanh nghiệp giữa hai tổ chức giúp xây dựng nền tảng cho sự hợp tác và tích hợp sau thương vụ. Nếu hai công ty không cùng một tầm nhìn, giá trị và cách thức làm việc, việc hòa nhập có thể gặp nhiều khó khăn và mất thời gian, gây mất đi tiềm năng tạo ra giá trị.
Định giá hợp lý: Việc đánh giá và định giá chính xác các tài sản, công nghệ, và tiềm năng của công ty là quan trọng để tránh tranh cãi sau khi thương vụ hoàn tất. Định giá sai lệch có thể dẫn đến không chắc chắn về giá trị thực sự của công ty và có thể gây mất niềm tin từ các bên liên quan.
Ngoài 3 yếu tố quan trọng hàng đầu ở trên còn có các yếu tố quan trọng khác như:
- Chuẩn bị kỹ lưỡng,
- Ban lãnh đạo hỗ trợ,
- Đánh giá rủi ro,
- Phản hồi tích cực từ thị trường,
- Kế hoạch chi tiết